Tin mới
5
Sự thật về hai cậu bé đạp xe tìm mẹ
Chiều 21/4, hai cậu bé người Mông đạp xe qua huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được công an đưa về gia đình tại bản Dền Thàng B, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Ảnh

sunwin | sunwin

Anh bốc vác nổi tiếng nhờ một bức ảnh

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2020-01-06 12:01

Anh Nhiệm nổi tiếng sau một đêm vì bức ảnh cha con 10 năm trước, nhưng anh từ chối mọi lời giúp đỡ, tự bốc vác kiếm tiền mua nhà.

Rời vùng nông thôn Điếm Giang, Trùng Khánh để lên thành phố lập nghiệp năm 2009, Nhiệm Quang Huy, 40 tuổi cùng vợ và con trai thuê một căn phòng tồi tàn nằm trong khu ổ chuột cạnh chợ bán buôn Triều Thiên Môn, thành phố Trùng Khánh. 350 ngày trong một năm, Nhiệm đều có mặt tại chợ để vận chuyển hàng hóa và giao hàng, trung bình một tấn mỗi ngày. Trừ 10 ngày Tết nguyên đán chợ đóng cửa, thời gian còn lại anh đều làm việc chăm chỉ, ốm cũng không nghỉ. 

Hàng ngày, Nhiệm rời nhà lúc 5 giờ sáng và trở về khi đã tối muộn. Giá rét hay nóng bức, tư thế vác hàng hóa của anh không bao giờ thay đổi. "Tôi luôn cởi trần khi vận chuyển hàng. Tôi sử dụng thân thể của mình để ngăn hàng hóa trượt xuống khỏi người", Nhiệm nói. Một kiện hàng hóa nặng nhất hơn 100 kg, từ tầng một lên tầng 10, vận chuyển 10-20 phút, vào năm 2009, anh được trả 10 tệ (32.000 đồng). Một ngày nếu chăm chỉ Nhiệm cũng kiếm được hơn trăm tệ.

Bức ảnh của bố con anh Nhiệm Quang Huy được chụp năm 2009. Ảnh: qq.
Bức ảnh của bố con anh Nhiệm Quang Huy được chụp năm 2009. Ảnh: qq.

Năm 2009, một nhiếp ảnh gia tình cờ chụp lại được cảnh Nhiệm một tay vác kiện hàng nặng trên lưng, một tay dắt con trai 3 tuổi bước xuống cầu thang. Bức ảnh xuất hiện đúng Ngày của Cha và được đặt tên là "Điểm tựa", sau đó nổi tiếng khắp Trung Quốc. Nhiều độc giả khi đó bình luận, đây là hình ảnh đẹp nhất về người cha họ biết được "Anh ấy đang cõng gia đình trên vai và dẫn dắt tương lai trên tay", một độc giả viết. Thời điểm này nhiều người gọi bố con Nhiệm với cái tên "Bố con người bốc vác nổi tiếng nhất Trung Quốc".

Bức ảnh sau đó đã làm thay đổi phần nào cuộc đời của Nhiệm. Nhiều người tỏ ý muốn gửi tiền giúp đỡ nhưng anh từ chối: "Tôi có sức khỏe, sao phải xin tiền ai". Tại chợ, Nhiệm cũng được biết đến nhiều hơn, tiểu thương liên tục gọi anh chở hàng hóa, thu nhập vì thế cũng tăng lên. "Mọi người trong chợ đều yêu mến người đàn ông này bởi anh rất chăm chỉ và làm việc có trách nhiệm", một tiểu thương cho hay.

Cứ 2 năm một lần, nhiếp ảnh gia họ Trần liên lạc lại với Nhiệm để xem cuộc sống của anh thay đổi như thế nào, từ 2013, 2015, đến 2017 và mới nhất là cuối 2019.

Nhiệm hiện vẫn làm bốc vác, thay vì 10 tệ, anh được trả khoảng 17 tệ, tương đương một bát mì bò ở Trùng Khánh. Sau nhiều năm làm việc, Nhiệm cũng tự chế cho mình một chiếc xe vận chuyển được kéo bằng tay. "Mỗi ngày tôi vẫn vận chuyển khoảng một tấn hàng hóa. Gánh nặng cuộc sống vẫn luôn đè nặng lên cánh tay và bờ vai của tôi, không có ẩn dụ nào trong câu nói này", anh cười nói.

Anh Nhiệm và con trong căn nhà thuê năm 2015. Ảnh: qq.
Anh Nhiệm nấu cơm, trong khi con học bài trong căn nhà thuê 20 m2 năm 2015. Ảnh: qq.

Gần đây chợ Triều Thiên Môn đóng cửa, để có thu nhập, anh nhận làm bốc vác cho các trung tâm mua sắm lớn, rảnh rỗi đi phụ hồ.

Trong 10 năm làm việc, Nhiệm đã tích góp và mua được một căn chung cư cũ, diện tích 60 m2, giá hơn 400.000 tệ (1,28 tỷ đồng). Mặc dù căn phòng khá tối, lại không có thang máy nhưng Nhiệm vẫn rất hài lòng bởi so với căn nhà đi thuê ở khu ổ chuột trước đây, nó thoáng mát rộng rãi hơn nhiều.

"Tôi đã kiếm đủ tiền và mua nhà bằng tất cả sức lực của mình. Tôi luôn tự hào bản thân không lừa dối, không lợi dụng cũng như không lấy của người khác một xu", Nhiệm khẳng định.

Không chỉ tự hào về căn nhà mới mua, Nhiệm còn tự hào về cậu con trai Nhiệm Tuấn Siêu, nay đã 13 tuổi, luôn đứng đầu lớp về học tập. "Tôi có thể vất vả, cay đắng trong cuộc sống, đổi lại con trai tôi sẽ có tương lai tốt đẹp hơn", Nhiệm nói.

Tuấn Siêu năm nay 13 tuổi, cậu bé luôn chăm chỉ học tập để có một tương lai tốt. Ảnh: qq.
Tuấn Siêu năm nay 13 tuổi, cậu bé chăm học và cố gắng giúp bố bất cứ khi nào có thể. Ảnh: qq.

Dù cột sống bị đau nhức nhiều năm nhưng anh chỉ đi vật lý trị liệu trong thời gian ngắn, không muốn nằm viện dài ngày vì sợ tốn kém. Mỗi tối khi công việc xong xuôi, anh lại ngồi học cùng con "Đó là khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong ngày của tôi".

Tuấn Siêu được bố đánh giá là một cậu bé ngoan. Ngoài việc học, cậu còn giúp đỡ bố công việc bốc vác hàng hóa. Cậu bé có thể vác trên lưng những bao hàng  40-50kg.

"Cháu chưa bao giờ cảm thấy công việc của bố thấp kém. Cháu sẽ học tập chăm chỉ, kiếm tiền để bố cháu được nghỉ ngơi sớm. Gia đình cháu luôn tự hào vì cùng nhau tiến bộ", Tuấn Siêu nói.

Theo VnExpress

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận