Tin mới
4
Nhiều người trẻ xóa TikTok
TikTok được đánh giá đang đối mặt vấn đề nghiêm trọng khi người trẻ bắt đầu chán ứng dụng và tốc độ tăng trưởng đi xuống.
Ảnh
iPhone 4 từng bị chê cười khi chưa ra mắt
Khi những hình ảnh đầu tiên của iPhone 4 được tiết lộ đầu năm 2010, nhiều người khẳng định đó không phải thiết kế chính thức của sản phẩm vì quá xấu.

sunwin | sunwin

Nhiều người trẻ xóa TikTok

TikTok được đánh giá đang đối mặt vấn đề nghiêm trọng khi người trẻ bắt đầu chán ứng dụng và tốc độ tăng trưởng đi xuống.

Ai hưởng lợi khi Viber "rút lui chiến lược" khỏi thị trường Việt?

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-07-14 10:07

Viber - "kẻ" thứ ba phải đóng cửa văn phòng đại diện tại Việt Nam sau cuộc rút lui lặng lẽ của KakaoTalk rồi LINE, liệu có đủ khẳng định rằng thị trường OTT Việt là một "tử địa"? Trên thực tế giữa các cuộc "rút lui" này có nhiều sắc thái và ý nghĩa rất khác nhau…

Từ "số 1" trở thành "số 2"…

Viber đã có những năm tháng dài là một ứng dụng OTT phát triển tự nhiên thành công tại thị trường Việt Nam theo nghĩa "bất chiến tự nhiên thành". Cho đến trước cuộc đại chiến OTT giữa Zalo – LINE – KakaoTalk, Viber vẫn chễm chệ trên ngôi đầu. CEO Talmon Marco của Viber tại thời điểm ngày 29/11/2013 đã viết trên Twitter đầy tự hào rằng đã kiếm "được 8 triệu người dùng tại Việt Nam và 8 triệu người dùng tại Philippines mà không tốn 1 đồng quảng cáo", trong khi cỗ "tam mã" kia thì đấu nhau đến trầy vi tróc vảy và phải đổ ra núi tiền.

Đầu năm 2014 khi Viber chính thức mở văn phòng đại diện tại Việt Nam thì cũng là lúc KakaoTalk "tháo chạy" khỏi thị trường Việt trước một "thương trường còn ác liệt hơn chiến trường". LINE khi ấy cũng giảm nhiệt trong các chiến dịch tiếp thị và truyền thông.

Lúc này hai chiến thuật trên thị trường có khác nhau: Zalo tạm hưu chiến sau cuộc đấu căng thẳng tốn hàng trăm tỉ đồng với LINE và KakaoTalk và cũng gặt hái được ít nhiều thắng lợi. Viber thì đẩy mạnh các sự kiện màu tím, làm truyền thông khá rầm rộ tạo cảm giác rằng từ nay Viber sẽ "cắm chặt rễ" tại Việt Nam.

Cuộc đấu "song mã" giữa Viber và Zalo diễn ra chính thức trong suốt hơn một năm qua nhưng rõ ràng với một văn phòng đại diện thì Viber khó đọ nổi với cả một bộ máy của phía Zalo. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố lợi thế khác có thể kể đến của Zalo như cộng đồng đã lớn hơn, sự liên kết của các sản phẩm trong hệ sinh thái của VNG, lực lượng làm Zalo cũng hiểu thị trường Việt và đi vào đáp ứng ngày càng sâu các nhu cầu nhánh, hướng làm truyền thông và thị trường đi vào thực chất, biết dè xẻn kinh phí hơn chứ không sa vào làm sự kiện rầm rộ đầy tốn kém như trước.

Dù có bị Zalo lấn lướt song Viber vẫn có một lớp người dùng gắn bó tại thị trường Việt Nam. Nhưng nếu so về tương quan, thì khoảng cách Zalo vượt lên Viber tại thị trường Việt đã ngày càng lớn, điển hình là về số người dùng cho đến thời điểm Viber công bố thông tin đóng cửa văn phòng đại diện tại Việt Nam: Zalo hơn 30 triệu – Viber hơn 23 triệu (con số này tất nhiên là chưa có đơn vị độc lập kiểm chứng).

Đất lành hay đất dữ?

Một câu hỏi được đặt ra là thị trường Việt là đất lành hay đất dữ đối với các ứng dụng OTT?

Thị trường Việt từng có một thời kì là đất lành cho Viber như đã đề cập ở trên. Thời ấy thị trường OTT Việt còn sơ khai, Viber với công nghệ vượt trội nghiễm nhiên "một mình một chợ".

WeChat bước vào thị trường Việt và bị dính đòn phi thị trường đành bật bãi. LINE và KakaoTalk, chính họ đốt lên những ngọn lửa làm bùng cháy cạnh tranh khốc liệt trên thị trường khiến từ nửa cuối năm 2012 đến nay thị trường OTT Việt từ chỗ đất lành màu mỡ chuyển thành đất dữ.

Nếu phải làm một phép đếm thì thị trường Việt và người dùng Việt cũng đã rộng mở đón hàng chục ứng dụng OTT đến từ trong và ngoài nước, nhưng quá trình cạnh tranh và sàng lọc cho đến thời điểm này chỉ còn 3 cái tên đáng nói nhất là Zalo, Viber và Facebook Messenger. Song như đã nói nếu xét về số lượng người dùng thì Zalo đang chiếm ưu thế.

Kết quả nghiên cứu của GlobalWebIndex mới đây cũng phản ánh sát thực tế rằng tại Châu Á đến thời điểm này các ứng dụng OTT bản địa chiếm ưu thế trên "sân nhà" hơn các OTT quốc tế đến từ Âu, Mỹ. Cụ thể, 2 OTT có lượng người dùng hàng đầu trên thế giới hiện nay là WhatsApp và Facebook Messenger đang mất dần chỗ đứng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, theo một khảo sát trên 33 quốc gia của GlobalWebIndex.

Trong khi đó, các OTT dần khẳng định vị thế tại "sân nhà" như WeChat tại Trung Quốc và một phần ở Đông Nam Á. LINE xây móng vững chắc ở thị trường Nhật Bản, Đài Loan và Thái Lan. KakaoTalk dù "tháo chạy" khỏi thị trường Việt song ở "đất mẹ" Hàn Quốc họ là một "ông trùm". Chỉ có đất nước vạn đảo Indonesia với một thị trường gần 300 triệu dân mến mộ BlackBerry quá đỗi nên đã chọn ứng dụng nhắn tin BMM sử dụng phổ biến nhất.

Có thể khẳng định rằng, các ứng dụng bản địa như LINE, KakaoTalk, WeChat, Zalo… trỗi dậy được trên "sân nhà" phải dựa vào nhiều lợi thế và các doanh nghiệp phát triển nó cũng phải chi phí tốn kém không ít tiền của và nhân lực, ngoài ra cũng phải tính tới yếu tố tinh thần dân tộc trong tiêu dùng mà ở Việt Nam đã quá quen thuộc với câu khẩu hiệu "người Việt dùng hàng Việt".

Cơ hội cho Zalo?

Một sự đóng cửa như dẹp văn phòng đại diện Viber tại Việt Nam bao giờ cũng sẽ tạo ra nhiều dư luận thậm chí có những bình luận thiên về nguy cơ, thất bại hay đại loại là tháo chạy…

Tuy nhiên bà Nguyễn Đặng Quỳnh Anh - Giám đốc văn phòng đại diện Viber Việt Nam – cho rằng việc đóng cửa văn phòng đại diện Viber tại Việt Nam là một sự "thay đổi chiến lược điều hành tại khu vực Đông Nam Á". Theo đó, trụ sở chung cho khu vực đặt tại Philippines sẽ chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động marketing tại các nước Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Singapore, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar...

Trên thực tế, từ khi mở văn phòng đại diện tại Việt nam cho đến thời điểm công bố sẽ đóng cửa, Viber hầu như chỉ có chi ra chứ chưa thu vào được gì mấy. Thực tế này cũng được bà Quỳnh Anh xác nhận trong bài trả lời phỏng vấn của báo chí là Viber vẫn đang "trong giai đoạn đầu tư". Tuy nhiên cũng theo bà này thì "Viber Việt Nam đã hoàn tất sứ mệnh đặt nền móng vững chắc cho Viber trên thị trường OTT Việt Nam. Bản thân ứng dụng OTT là một nền tảng kết nối đa quốc gia chứ không chỉ mang ý nghĩa đối với từng quốc gia đơn lẻ".

Ứng dụng OTT là một nền tảng kết nối đa quốc gia có thể cung cấp dịch vụ và kinh doanh xuyên biên giới thì nhiều người đã rõ, nhưng tình huống đã "đặt xong nền móng vững chắc cho Viber trên thị trường OTT Việt Nam" cho nên rút lui văn phòng đại diện thì e rằng chỉ là một cách nói khỏa lấp thiếu thuyết phục. Xây rồi mà không giữ, không có bộ máy thường xuyên để theo dõi, củng cố thì có khi lại nhanh chóng sụt lún mà thôi. Bài học từ KakaoTalk và LINE đã quá rõ. Sau khi hai ứng dụng này đột ngột rút lui khỏi thị trường Việt thì đến nay liệu còn bao nhiêu người dùng và liệu còn có cơ hội cạnh tranh với OTT bản địa?

Trong khi đó, trang VnEconomy dẫn thông tin từ đại diện một mạng di động tại Việt Nam nhận xét rằng "Viber Việt Nam cũng chưa có mô hình kinh doanh khả quan, cộng với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các OTT nội, nên việc Viber có thể tìm cơ hội "sống khỏe" tại Việt Nam cũng là khó khăn".

Viber dẹp văn phòng đại diện tại Việt Nam ắt hẳn là có vấn đề của Viber, cũng như vấn đề của KakaoTalk, LINE trước đây khi quyết định rút lui vậy. Khi thị trường Việt không còn OTT nước ngoài nào chính thức hiện diện nữa có lẽ sẽ "dễ thở" hơn cho Zalo và các OTT Việt, trong đó cơ hội dường như đang thuận lợi hơn cho Zalo ở vị thế dẫn dắt thị trường, không phải đấu với OTT "máu mặt" nào trong tương lai gần.

Theo Vnreview

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận