Tin mới
1
Nam sinh tử vong dưới hố công trình
Nhóm học sinh trường THCS Đông Hương rủ nhau ra hồ nước đang xây dựng chơi đùa, hai bé xuống tắm thì sa vào hố sâu khiến một em tử nạn
5
'Chiến binh' 4 tuổi vượt qua ung thư
Bé Cơ, 4 tuổi, trải qua 8 tháng chiến đấu với bệnh ung thư nguyên bào thần kinh giai đoạn 4 di căn, nay hồi phục kỳ diệu sau ca ghép tế bào gốc
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Nam sinh tử vong dưới hố công trình

Nhóm học sinh trường THCS Đông Hương rủ nhau ra hồ nước đang xây dựng chơi đùa, hai bé xuống tắm thì sa vào hố sâu khiến một em tử nạn

47.000 F0 ở TP.HCM đang được điều trị tại nhà

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2021-11-16 10:11
Ông Nguyễn Hồng Tâm cho biết số F0 đang điều trị tại nhà ở TP.HCM là hơn 47.000 trên tổng hơn 64.000, chiếm tỷ lệ 73%.

Chiều 15/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM tổ chức họp báo định kỳ cung cấp thông tin về tình hình dịch Covid-19 tại thành phố.

Tăng số địa phương ở cấp độ dịch 2

Mở đầu họp báo, ông Phạm Đức Hải, người phát ngôn của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, cho biết tính đến ngày 14/11, TP.HCM có 448.010 ca mắc Covid-19. Hiện, thành phố điều trị 12.179 bệnh nhân, trong đó có 646 trẻ em dưới 16 tuổi, 258 bệnh nhân nặng đang thở máy, 11 bệnh nhân can thiệp ECMO.

Trong ngày 14/11, TP có 1.150 bệnh nhân nhập viện, 713 bệnh nhân xuất viện, 45 trường hợp tử vong trong ngày. Tổng số vaccine đã tiêm tới nay là hơn 13,8 triệu liều; trong đó, 7,8 triệu mũi 1 và gần 6 triệu mũi 2.

Trước họp báo, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đã ký văn bản khẩn thông báo cấp độ dịch của TP.HCM theo Nghị quyết 128 và Quyết định 4800 (tính đến 12/11).

Theo đó, TP.HCM ở cấp độ dịch 2.

Ở cấp quận, huyện, TP, 10/22 địa phương đạt cấp độ 1 (giảm 3 địa phương so với tuần trước); 11/22 địa phương đạt cấp độ 2 (tăng 4 địa phương so với tuần trước). Chỉ còn một địa phương ở cấp độ 3 là huyện Cần Giờ.

Ở cấp phường, xã, thị trấn, 161/312 địa phương đạt cấp độ 1; 146/312 địa phương đạt cấp độ 2; và 5 địa phương đạt cấp độ 3.

TP.HCM an toàn tới đâu, mở cửa tới đó

Tại họp báo, Zing đặt câu hỏi về sự thận trọng của TP.HCM trong mở cửa, ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế.

Trả lời, ông Phạm Đức Hải nhấn mạnh nguyên tắc của TP là an toàn tới đâu, mở cửa tới đó, mở cửa thì phải an toàn nên cần cân nhắc vào tình hình phòng, chống dịch của TP để có giải pháp phù hợp.

Ông Hải nhắc lại một số dữ liệu, cụ thể như số ca mắc mới của TP tuần qua tăng so với tuần trước đó; số ca nhập viện cũng ngày càng cao hơn ca xuất viện; số ca tử vong ngày 14/11 là 45 ca.

“Những chỉ số này là những điều mà Ban Chỉ đạo thấy rằng cần phải tính toán để khi nào cần phải mở cái này, cho phép cái kia”, ông nói.

binh thuong moi tai TP.HCM anh 1
Bản đồ cấp độ dịch TP.HCM tính đến 16h chiều 15/11.

Không cổ xúy sử dụng đồ uống có cồn

Ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, cho biết hiện TP thí điểm bán rượu bia tại TP Thủ Đức và quận 7 đến hết 15/11. Hiện, Sở cùng 2 địa phương sơ kết. Sở đã đề xuất UBND TP cho phép các cơ sở kinh doanh ăn uống được phục vụ đồ uống có cồn với những điều kiện cụ thể. TP đang lấy ý kiến sở, ngành về dự thảo triển khai Nghị quyết 128.

Ông Tú cho biết theo dự thảo mới của thành phố, không phải địa phương ở tất cả cấp độ dịch đều cho phép sử dụng đồ uống có cồn ở các hàng, quán.

Sở Công Thương nêu đề xuất trên nhằm phục vụ người dân trong điều kiện bình thường mới. Ông khẳng định Sở “không cổ xúy” việc sử dụng đồ uống có cồn.

Về chợ tự phát, chủ trương của TP là chưa cho hoạt động trong điều kiện hiện nay do ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm.

Báo chí đặt câu hỏi về việc từ nay đến cuối năm, nhiều lễ hội diễn ra, TP có giới hạn số người tham gia. Ông Tú cho biết dự thảo triển khai Nghị quyết 128 có quy định cụ thể tùy theo cấp độ dịch sẽ cho phép số lượng người được tham gia nhất định; khoảng cách tối thiểu giữa người với người theo từng cấp độ dịch....

Trước đó, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM sáng 13/11, Giám đốc Sở Công Thương Bùi Tá Hoàng Vũ kiến nghị UBND TP cho phép các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống có sử dụng thức uống có cồn tại TP.HCM được hoạt động trở lại trong điều kiện có kiểm soát cụ thể, đáp ứng Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19.

Chủ tịch Phan Văn Mãi từng chia sẻ sau 15/11, TP.HCM có thể có một vài điều chỉnh trên tinh thần gần hơn với Nghị quyết 128. Cụ thể, tùy theo hoạt động, với cấp độ 1 có thể hoạt động 100%; cấp độ 2 hoạt động 75%; cấp độ 3 là 50%; và cấp độ 4 còn 25% hoặc phải tạm ngưng.

Sở Y tế thừa nhận có tình trạng chậm phát thuốc cho F0

Tại họp báo, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, lý giải đề xuất về việc tăng khu cách ly tại quận, huyện, TP. Theo đó, tình hình dịch tại TP hiện có xu hướng tăng ở một số địa phương. Tinh thần của TP là chuẩn bị trước một bước, trên một mức để chuẩn bị tất cả tình huống.

Hiện, TP có 16 bệnh viện dã chiến (BVDC) cấp TP và dự kiến từ nay đến cuối năm thu hẹp dần, chỉ giữ lại 3 bệnh viện. Để chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân F0, Sở Y tế đã đề nghị các quận, huyện thành lập BVDC cấp quận, huyện; xem như đây là cơ sở điều trị tầng 2.

8 quận, huyện đã lập BVDC với quy mô 300-500 giường, sẵn sàng thu dung, điều trị F0 có triệu chứng nhẹ và vừa. Ngoài ra, Sở Y tế khẳng định các trường hợp F0 đủ điều kiện cách ly tại nhà thì sẽ được cách ly tại nhà, chăm sóc đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không đủ điều kiện cách ly tại nhà thì phải cách ly tập trung ở phường, xã, quận, huyện. Hiện, TP có 62 khu cách ly như vậy.

Báo chí đặt vấn đề về việc một số người dân, trong đó có F0, khi cần được tư vấn, chăm sóc, điều trị, thì không liên lạc được với cơ sở y tế. Ngoài ra, nhiều F0 phản ánh không nhận được túi thuốc C. Ông Hưng thông tin qua nắm bắt của Sở Y tế thì có trường hợp như vậy. Sở đã lập tức có văn bản nhắc nhở địa phương.

Sở Y tế cũng đã thành lập đoàn kiểm tra để đánh giá thực tế, đồng thời, nhắc nhở, hướng dẫn các trường hợp vì nhiều lý do chưa nắm được quy định. Mới nhất, chiều thứ 7 vừa qua, Sở Y tế đã làm việc với 22 giám đốc trung tâm y tế quận, huyện, TP để quán triệt lại. Tinh thần là tất cả bệnh nhân F0 được cách ly tại nhà (có chỉ định) mà không được phát thuốc thì phải được xử lý.

73% F0 ở TP.HCM điều trị tại nhà

Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết về việc tiêm vaccine, TP đang dồn sức tiêm vét mũi 1 trên địa bàn và tiêm mũi 2 cho trẻ 12-17 tuổi.

Theo chủ trương của Bộ Y tế, trong năm 2022, kế hoạch cho trẻ 3-11 tuổi vẫn đang được soạn thảo, khi có kế hoạch, HCDC sẽ có thông tin cụ thể hơn.

Về tình hình ca mắc Covid-19 ở Nhà Bè, Củ Chi, Gò Vấp… ông Tâm cho biết trong nhiều tuần qua, một số quận, huyện có ghi nhận số F0 gia tăng. Việc tăng chủ yếu do hầu hết quận, huyện vùng ven, là người đi làm ở khu chế xuất, khu công nghiệp. Quá trình đi làm lại, các công nhân này được test nhanh và từ đó phát sinh F0. Theo đó, việc điều tra ổ dịch từ các F0 sau khi test tiếp tục cho ra nhiều F0 khác dẫn đến số F0 tăng.

Ông Nguyễn Hồng Tâm cho biết số F0 đang điều trị tại nhà ở TP.HCM là hơn 47.000 trên tổng hơn 64.000, chiếm tỷ lệ 73%.

“Trong thời gian tới, ngành y tế đang có tính toán về việc tăng cường trạm y tế lưu động tại quận, huyện để chăm sóc F0 tại nhà. Khu cách ly tập trung tại quận, huyện cũng đang được tái lập trở lại”, ông Tâm cho biết.

Lập thêm 70 trạm y tế lưu động

Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng nhận định trạm y tế lưu động là mô hình mới, có hiệu quả. TP.HCM có lẽ là địa phương đầu tiên triển khai. Các trạm có vai trò tập trung xử lý, thăm khám, theo dõi sức khỏe và đặc biệt là ứng cứu kịp thời bệnh nhân đang cách ly tại nhà để chuyển đến tầng trên kịp thời.

Tuy nhiên, lực lượng này sau một thời gian sẽ phải rút đi, do đó, ngành y tế đã phối hơp các địa phương có sự chuẩn bị, thay thế. Tùy theo tình hình dịch bệnh, ngành y tế sẽ tính toán duy trì trạm y tế lưu động hoặc thành lập mới để chăm sóc F0.

Ông Hưng cho biết vừa qua, khi số ca F0 tại các địa phương có dấu hiệu tăng lên, Sở Y tế đã phối hợp các quận, huyện lập ngay trạm y tế lưu động; tăng cường lực lượng chuyên môn cho trạm và huy động tình nguyện viên.

Đến nay, ngành y tế đã tăng cường 70 trạm cho các quận, huyện có số F0 tăng. Sở Y tế cũng có kịch bản nếu F0 tăng để điều động lực lượng đến các địa bàn khác. Thực tế ngành y tế đã xuất quân đi hỗ trợ nhiều địa phương.

“Đặc biệt, tuyến y tế cơ sở trong điều kiện bình thường đã đảm đương tốt công việc. Tuy nhiên, khi dịch vùng phát, lực lượng này phải căng kéo ra rất nhiều. Do đó, Sở Y tế đã đề xuất UBND TP đề ra cơ chế để thu hút lực lượng, động viên anh em y tế cơ sở trong thời gian tới”, lãnh đạo Sở Y tế nói.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận